TRI ÂN THẦY CÔ

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

chức muwmgf 20-11

Tháng 11 lại về, không khí hân hoan ngập tràn trên mọi miền của đất nước hướng về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Cái ngày mà cả xã hội náo nức với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo. Với mỗi chúng ta, ai cũng có một niềm tin yêu của một thời thơ ấu tuổi học trò, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng đang suy nghĩ về người thầy người cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu đậm và niềm tôn kính vô hạn.

Dân tộc ta có truyền thông tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca:

”Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Cho đến tận bây giờ, truyền thông tốt đẹp đó vẫn luôn được nhân dân ta kế thừa và phát huy. Trên khắp nước Việt, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng người thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc, vì thầy chính là người đã dạy con cái họ nên người.

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn là hình ảnh tượng trưng cho những gì chuẩn mực nhất. Không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là đối với các thế hệ học trò của mình, giúp họ thành người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho đất nước.

Và ngày 20-11 hằng năm lại trở thành ngày hội lớn của toàn dân đế tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý. Từ một đạo lí truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng “trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa nước Việt đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó chính là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.